Việc con gái Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Phượng lấy công dân Mỹ Henri Nguyen, tức Nguyễn Bảo Hoàng, con của một cựu quan chức Việt Nam Cộng Hòa, càng làm cho Mỹ tin rằng Nguyễn Tấn Dũng thực sự muốn trở cờ, đập tan Đảng Cộng sản Việt Nam vốn là “bên thắng cuộc” trong chiến tranh Việt Nam. Vì thế, việc chính quyền của Tổng thống Obama mới rồi đã quyết định cho Việt Nam gia nhập TPP trong khi đàn áp nhân quyền ở đây không hề giảm chỉ có thể là đòn bẩy cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giành vị trí đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam tai Đại hội 12 sắp diễn ra của đảng này.
Chả thế mà Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, số ra ngày 25/1 năm nay, đưa ra nhận định: “Washington đã nhận ra tiềm năng của ông Dũng như một đại diện hiệu quả. Đại hội đảng lần thứ 12 có thể là cơ hội duy nhất cho ông Dũng lên nắm quyền lực tối cao. Mỹ có ý định ca ngợi thành công tại bàn đàm phán TPP là một trong những thành tựu lớn của ông Dũng”.
Mọi dấu hiệu cho thấy lộ trình “chính biến” của Nguyễn Tấn Dũng là như sau.
Trước hết, giành chức Tổng Bí thư Đảng.
Tiếp đó, giành luôn chức Chủ tịch Nước đồng nhất với Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang để chính danh vị trí nguyên thủ quốc gia và nhất là chính danh điều động quân đội. Thực vậy, trong các chế độ cộng sản Tổng Bí thư đảng cộng sản là người có quyền lực chính trị lớn nhất, tức nguyên thủ quốc gia nhưng không chính danh nên khi muốn điều động quân đội lại phải thông qua Chủ tịch Nước. Ngược lại, Chủ tịch Nước không thể điều động quân đội nếu không được phép của Tổng Bí thư đảng với tư cách Bí thư Quân ủy trung ương.
Cuối cùng, giải tán Đảng và tự cử làm Tổng thống thông qua một Quốc hội đã hoàn toàn bị tê liệt.
Nghĩa là tương tự những gì mà Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachov đã làm.
Lẽ dĩ nhiên để thực hiện trót lọt lộ trình này, Nguyễn Tấn Dũng phải nắm được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12, hay nói một cách cụ thể hơn, phải được đa số ủy viên Trung ương Đảng khóa này ủng hộ. Việc Nguyễn Tấn Dũng lật ngược thế cờ, thoát án kỷ luật của Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xướng bằng lá phiếu của Hội nghị Trung ương 6 họp tháng 10/2012 để rồi giành được số phiếu tín nhiệm cao nhất trong số các ủy viên Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 10 họp tháng 1/2015, đó chưa kể “kình địch” của Nguyễn Tấn Dũng là Trưởng Ban nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đã không được Hội nghị Trung ương 7 họp tháng 5/2015 bầu vào Bộ Chính trị cho dù được đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cử, cho thấy khả năng Nguyễn Tấn Dũng lũng đoạn Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 là hoàn toàn hiện thực.
Còn vì sao đa số ủy viên Trung ương Đảng hiện nay cũng như đa số ứng viên cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 đã và sẽ ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng thì là vì phần lớn trong số họ là thành viên chính phủ, quan chức đầu tỉnh, tướng lĩnh công an, quân đội được Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp bổ nhiệm, thăng cấp cũng như chia chác ngân sách Nhà nước để đút túi cá nhân. Bài “Bàn về “thị trường Sao và Vạch” đăng trên báo Người Cao Tuổi số ra ngày 1/4/2014 đã cho thấy mua quan bán chức trong lực lượng vũ trang Việt Nam đã trở thành quốc nạn như thế nào. Trên thực tế, từ khi nắm chức Thủ tướng vào năm 2006, Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phong tướng cho hàng trăm người, lập kỷ lục về số lượng tướng được phong trong chưa đầy một thập kỷ, một kỷ lục cho đến tan cả đất trời không chắc bị phá! Mà lực lượng được coi là “rường cột quốc gia” còn bị thị trường hóa đến như thế thì nói gì đến các cơ quan Nhà nước khác! Cũng cần nói thêm rằng ngay cả các ủy viên Trung ương là bí thư thành ủy, tỉnh ủy tưởng chừng ít chịu chi phối của Nguyễn Tấn Dũng thì phần lớn trong số họ ngay trước đó đã là cấp trưởng, cấp phó chính quyền địa phương.
Ngoài ra, với tư cách tham quan – “con sâu” theo diễn đạt của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang - gắn liền với hàng loạt tệ nạn phái sinh khác, các ủy viên Trung ương Đảng này chắc chắn đã hoặc sẽ bị Nguyễn Tấn Dũng khống chế không mấy khó khăn bằng Bộ Công an và Tổng cục tình báo quốc phòng (Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng) là “công cụ ruột” của Dũng.
Tóm lại, trong thể chế cộng sản nơi mà pháp luật đồng nhất với kiểm soát quyền lực được bày ra chỉ để lừa bịp thiên hạ thì kẻ nào nắm giữ các nguồn lực quốc gia, kẻ đó nắm sinh mạng của quan chức thối nát theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Để nói Nguyễn Tấn Dũng có thể nói là chắc xuất Tổng Bí thư tại Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mặc dầu vậy, người viết bài này khẳng định rằng tất cả những ai, từ những người Việt Nam đấu tranh cho dân chủ cho đến Mỹ và các nước dân chủ phương Tây, nếu tin vào kịch bản “Nguyễn Tấn Dũng giải tán Đảng Cộng sản Việt Nam để dân chủ hóa chế độ” thì đúng là đang tự biến mình thành thực khách của “quả lừa thế kỷ”!
Thực vậy, mục tiêu giải tán Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Tấn Dũng không nhằm thiết lập thể chế dân chủ - đa đảng với một Nhà nước “tam quyền phân lập” thực sự “của Dân, do Dân, vì Dân” mà là nhằm thiết lập chế độ độc tài cá nhân trộn lẫn gia đình trị để tối đa hóa cướp đoạt tài sản của nhân dân và của quốc gia.
Chỉ cần so sánh những gì Nguyễn Tấn Dũng nói và những gì Nguyễn Tấn Dũng làm cũng đã đủ cho thấy không cách gì Việt Nam có dân chủ với con người này.
Trong Thông điệp đầu năm mới 2014 của Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã không tiếc lời tụng ca dân chủ, pháp quyền. Nào là “Đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”, nào là “Dân chủ cũng là xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của xã hội loài người”, nào là “Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp ‘song sinh’ trong một thể chế chính trị hiện đại”, nào là “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch” vv…vv